7 mẹo mang lại cảm giác lái xe tự tin cho tài xế (Nguồn: msig.com)
7 mẹo mang lại cảm giác lái xe tuyệt vời cho tài xế
Lái xe là kỹ năng cơ bản nhưng cần thời gian luyện tập để thành thạo. Đặc biệt, sự điềm tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết với mỗi tài xế khi ngồi trước vô lăng. 7 mẹo sau đây sẽ giúp các tài xế có được cảm giác tự tin và an toàn nhất khi lái xe.
“Nằm lòng” các tính năng an toàn
Trước khi thực sự cầm lái, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ kiến thức cơ bản về cách xử lý tình huống bất ngờ, ví dụ như bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của tất cả người ngồi trên xe.
Tập trung cao độ khi cầm lái
Không nên sử dụng điện thoại để xem phim hoặc nhắn tin khi cầm lái, thậm chí kể cả lúc dừng đèn đỏ bởi hành động này sẽ khiến bạn phân tâm. Bên cạnh đó, tất cả những yếu tố làm bạn dời mắt dù chỉ vài giây cũng có thể gây tai nạn. Vì thế, hãy tập trung cao độ khi ngồi sau vô lăng để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Mang đầy đủ giấy tờ
Hãy tạo cho bản thân thói quen luôn mang đầy đủ giấy tờ xe, cơ bản nhất là bằng lái, đăng ký xe và Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc.
Đừng quên trang bị cho mình Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc của MSIG Việt Nam để có hành trình lái xe an toàn nhất.
Lái xe là kỹ năng cơ bản nhưng cần thời gian luyện tập để thành thạo. Đặc biệt, sự điềm tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết với mỗi tài xế khi ngồi trước vô lăng. 7 mẹo sau đây sẽ giúp các tài xế có được cảm giác tự tin và an toàn nhất khi lái xe.
“Nằm lòng” các tính năng an toàn
Trước khi thực sự cầm lái, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ kiến thức cơ bản về cách xử lý tình huống bất ngờ, ví dụ như bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của tất cả người ngồi trên xe.
Tập trung cao độ khi cầm lái
Không nên sử dụng điện thoại để xem phim hoặc nhắn tin khi cầm lái, thậm chí kể cả lúc dừng đèn đỏ bởi hành động này sẽ khiến bạn phân tâm. Bên cạnh đó, tất cả những yếu tố làm bạn dời mắt dù chỉ vài giây cũng có thể gây tai nạn. Vì thế, hãy tập trung cao độ khi ngồi sau vô lăng để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Mang đầy đủ giấy tờ
Hãy tạo cho bản thân thói quen luôn mang đầy đủ giấy tờ xe, cơ bản nhất là bằng lái, đăng ký xe và Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc.
Đừng quên trang bị cho mình Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Bắt buộc của MSIG Việt Nam để có hành trình lái xe an toàn nhất.
Thắt dây an toàn
Ngay khi ngồi lên xe, thắt dây an toàn là điều đầu tiên mà tài xế nên làm. Dây an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ gây thương tích và nguy cơ chấn thương từ mức trung bình đến nghiêm trọng.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Thậm chí, người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn trong lúc xe đang chạy cũng sẽ bị xử phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng.
Duy trì tốc độ cho phép
Để giữ an toàn khi di chuyển trên các địa hình trơn trượt, đường hẹp, leo dốc, cua gấp hoặc nhiều gió, các tài xế nên duy trì tốc độ ổn định hoặc giảm tốc độ để làm chủ tay lái. Việc này cũng giảm thiểu việc bị xử phạt do các lỗi vi phạm về tốc độ khi di chuyển trên đường quốc lộ.
Giữ khoảng cách an toàn
Khi di chuyển trên các địa hình khác nhau, khoảng cách giữa các xe cần được duy trì ở mức độ phù hợp tránh tình trạng không có đủ không gian và thời gian xử lý khiến xảy ra va chạm khi các xe đổi làn hoặc vượt lên phía trước. Đặc biệt trên cung đường cao tốc, không nên đi sát phía sau hay vượt lên trước tạt đầu những xe tải lớn, xe container.
Một trong số các mẹo mà tài xế thường truyền tai nhau để giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông chính là “quy tắc 2 giây”. Theo đó, để xác định được khoảng cách an toàn, bạn nhìn vào xe trước mình chạy qua một điểm cố định nào đó như biển báo, cái cây… để làm cột mốc cho riêng mình. Sau đó bắt đầu đếm đến 2 giây. Nếu nhẩm xong mà xe bạn chưa tới mốc bạn chọn trước thì đó là khoảng cách an toàn.
Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm
Hãy cố gắng hạn chế thời gian phải lái xe vào ban đêm. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên di chuyển với tốc độ chậm để tránh những tình huống bất ngờ trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại .
Nguồn: msig.com
Thắt dây an toàn
Ngay khi ngồi lên xe, thắt dây an toàn là điều đầu tiên mà tài xế nên làm. Dây an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ gây thương tích và nguy cơ chấn thương từ mức trung bình đến nghiêm trọng.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Thậm chí, người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn trong lúc xe đang chạy cũng sẽ bị xử phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng.
Duy trì tốc độ cho phép
Để giữ an toàn khi di chuyển trên các địa hình trơn trượt, đường hẹp, leo dốc, cua gấp hoặc nhiều gió, các tài xế nên duy trì tốc độ ổn định hoặc giảm tốc độ để làm chủ tay lái. Việc này cũng giảm thiểu việc bị xử phạt do các lỗi vi phạm về tốc độ khi di chuyển trên đường quốc lộ.
Giữ khoảng cách an toàn
Khi di chuyển trên các địa hình khác nhau, khoảng cách giữa các xe cần được duy trì ở mức độ phù hợp tránh tình trạng không có đủ không gian và thời gian xử lý khiến xảy ra va chạm khi các xe đổi làn hoặc vượt lên phía trước. Đặc biệt trên cung đường cao tốc, không nên đi sát phía sau hay vượt lên trước tạt đầu những xe tải lớn, xe container.
Một trong số các mẹo mà tài xế thường truyền tai nhau để giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông chính là “quy tắc 2 giây”. Theo đó, để xác định được khoảng cách an toàn, bạn nhìn vào xe trước mình chạy qua một điểm cố định nào đó như biển báo, cái cây… để làm cột mốc cho riêng mình. Sau đó bắt đầu đếm đến 2 giây. Nếu nhẩm xong mà xe bạn chưa tới mốc bạn chọn trước thì đó là khoảng cách an toàn.